I. chăm sóc mai vàng sau tết
1. Tỉa cành
Cành mai nên được tỉa trước ngày 15 âm lịch và chậm nhất là ngày 20. Tùy vào hình dạng và kích thước của mai mà bạn có cách tỉa cho phù hợp, có thể là tỉa theo dáng cây thông – cành trên ngắn hơn cành dưới. Thông thường bạn sẽ cắt bỏ khoảng 1/3 cành mai đi.
Bạn dùng khoảng 1 muỗng cà phê phân u-rê pha với 10 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc cây. Nếu thấy cây hồi sức lại và đâm chồi xanh thì bạn không cần phun thuốc kích thích chồi lá nữa còn nếu không thì bạn cần phun thuốc với liều lượng như hướng dẫn trên bao bì. Khi thấy cành mai không phát triển nhiều, bạn dùng thêm 1g thuốc GA3 pha cùng 30-40 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc.
Khi cây đã hồi sức thì bạn có thể đưa cây ra nắng để cây thích nghi dần dần. Làm như vậy sẽ giúp mai ra lá và chồi rất nhanh. Lưu ý: ở thời điểm này, do mai có nhiều lá non cộng với thời tiết nắng ấm nên các loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bọ trĩ rất dễ xâm nhập vào cây. Bạn cần pha chung hai loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole (Anvil) và Fipronil (Regent) để phun lần đầu sau khi tỉa cành khoảng 10 ngày và phun lần hai khi cây vừa nhú mầm và lần cuối sau khi cây lá cây vừa già.
Bạn cần chú ý cắt tỉa cành cây bởi những cành không được tỉa sẽ thường bị nấm bệnh và không cho ra nhiều hoa bằng các cành được tỉa. Cách tỉa mai vàng càng gần thân cây thì cành sẽ càng phát triển mạnh.
2. Tỉa bông mai đã đậu trái
Nếu cần nhân giống mai vàng bằng hạt, bạn chỉ nên chừa số lượng bộng đã đậu vừa đủ để lấy hạt. Những chùm hạt không cần nữa thì nên cắt bỏ càng sớm càng tốt để cây mẹ không bị mất sức vì phải cung cấp dinh dưỡng nuôi hạt.
Kéo cắt tỉa 30k3. Vệ sinh cây mai vàng
Máy xịt rửa cầm tay dùng PIN
Máy xịt rửa cầm tay tăng áp
Sau khi tỉa cành mai xong thì công việc tiếp theo chính là vệ sinh cây, mục đích là để đánh bay rong rêu, nấm mốc gây hại. Cách làm rất đơn giản, bạn có thể dùng vòi nước phun mạnh vào cây cho bong tróc hết rong rêu nấm mốc hoặc dùng phân u-rê pha thật đặc để phun vào cây, đặc biệt là những chỗ có nhiều nấm mốc. Chú ý: tuyệt đối không để phân u-rê chảy xuống gốc (bạn có thể dùng túi ni-long để che gốc). Sau khi phun được khoảng 10 phút, bạn dùng bàn chải chà lên cây để đánh bật nấm mốc ra.
4. Lưu ý về phân bón
Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất vì bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ. Với số phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ một ít cũng đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa, cộng với những cơn mưa đầu mùa, khí trời mát hẳn, sấm sét tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí và đất làm cây phát triển mạnh hơn.
5. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây mai
Sâu bệnh hại thường gặp trên cây mai thường là sâu ăn lá, sâu đục thân, nhện đỏ và rệp mềm ở đọt non. Khi ít bị sâu hại tấn công, có thể áp dụng cách thủ công là bắt tay. Đối với rầy mềm, khi mật độ còn thấp có thể dùng vòi xịt nước ở cường độ mạnh và phun mặt phía dưới lá. Khi mật độ cao, có thể phun phòng trừ bằng dung dịch tỏi ớt gừng cho cây.
Đặc biệt, sâu bệnh và côn trùng gây hại rất thích tấn công cây mai vào giai đoạn trổ nụ hoa. Nhất là kiến, rầy mềm và sâu ăn tạp. Khi đó, cần phun phòng trừ cho hoa mai bằng GE quế hoặc tinh dầu sả.
GE quế phòng thối nhũn 500ml
GE quế chai nhỏ
6. Một số mẹo để nuôi dáng mai đẹp
- Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất.
- Không được bỏ qua công đoạn thay đất khi chăm sóc cây mai, thay thế bằng loại đất mới cho cây. Việc làm này nhằm bổ sung hàm lượng Kali và hàm lượng đạm cần thiết cho cây trồng.
- Bạn nên phủ một lớp cát và phân hữu cơ bao trùm toàn bộ mặt, sau đó cho một ít lớp đất trồng vào rồi mới tiến hành cho cây vào nén chặt.
II. Cách chăm sóc mai vàng để sang năm hoa lại nở rộ
1.Từ 1 đến 2 tháng
Mai sau khi chưng tết xong bạn nên đem chậu mai ra sân đặt nơi có bóng mát và thoáng đãng, không nên đặt cây nơi có ánh nắng trực tiếp vì sẽ khiến lá dễ bị cháy. Sau đó, bạn nên hái hết trái hoa trên cây chỉ chừa lại lá non cho cây thở. Đến rằm tháng giêng, cây sẽ phát triển khoẻ mạnh hơn bạn có thể tiến hành thu tàn bằng cách cắt ngắn tàn.
Sau đó, thay đất để bạn có thể cắt bớt phần rễ già cũng như cây có thể hút các chất dinh dưỡng tốt hơn. Bên cạnh đó, bón phân là một trong những công đoạn không thể thiếu. Đây công đoạn giúp mai hồi phục và sinh trưởng mạnh hơn. Bạn có thể dùng phân NPK 30-10-10 và một ít phân lân để bón cho mai vàng.
2. Từ tháng 3 đến tháng 4
Lúc này sẽ là khoảng đầu mùa mưa, mai cũng bắt đầu sinh trưởng và phát triển mạnh. Do đó, nếu muốn cây mai của bạn phát triển tốt hơn thì khoảng đầu tháng 3 bạn nên bón thêm các loại phân như phân hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ sinh học,…cùng lúc đó có thể kết hợp thêm các loại phân hoá học với thành phần có hàm lượng đạm cao. Còn nếu bạn muốn sử dụng phân vô cùng thì có thể bón sau 20 tháng 3 cũng được.
Khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rơi xuống thì cũng là lúc cây mai phát triển tươi tốt và có nhiều mầm non mới cây cần nhiều lượng dinh dưỡng hơn để nuôi thân nên bạn thể dùng phân bón hấp thụ qua lá để hỗ trợ chồi non phát triển mạnh hơn.
Tuy nhiên, vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng tư, đây là thời gian cây dễ bị bệnh nấm hồng, nên bạn cần chăm sóc và tỉa bỏ bớt những cành hư, tạo độ thoáng cho cây.
3.Từ tháng 5 đến tháng 6
Đây là giai đoạn cây phát triển ổn định và có thể định dáng, uốn nắn thân cây theo ý thích riêng của mình. Đặc biệt ở giai đoạn này bạn không nên cành ra quá dài rồi mới cắt tỉa, hơn nữa những cành nào không có dấu hiệu phát triển tốt thì hãy bấm ngay để không làm hao phí chất dinh dưỡng nuôi cây.
Từ tháng 5 đến tháng 6 lượng mưa sẽ nhiều hơn nên bạn cần phải chăm sóc mai thật kỹ, chú ý các bệnh nấm thân cây, chú ý phun thuốc loại bỏ mầm bệnh. Đây là cách chăm sóc mai sau tết hiệu quả bạn cần phải biết.
4. Từ tháng 7 đến tháng 8
Thời gian này là khoảng thời gian cây mai bắt đầu phát triển nụ hoa. Tuy nhiên từ tháng 7 đến tháng 8 là khoảng thời gian mưa dầm nên bạn cần kiểm tra thân cây có bị nấm không, kiểu tra chậu đất để xem tình trạng ngập úng là hư hại rễ. Chú ý hạn chế cắt tỉa cành, lá để cây có đủ điều kiện để quang hợp, nụ hoa phát triển mới khoẻ mạnh.
5. Từ tháng 9 đến tháng 10
Đến khoảng tháng 9 và tháng 10 thì cây mai sẽ ngừng sinh trưởng và lá mai vàng cũng dần già đi. Nhiệm vụ cần làm của bạn đó chính là hãy giữ làm sao đến cho bộ lá cây mai luôn xanh cho đến rằm tháng 12. Mẹo giúp bạn có thể làm được điều này đó chính là bón phân NPK với dynamic theo tỷ lệ ¼ liều dùng đầu năm và 2 tuần 1 lần. Hoặc nếu không rành bạn chỉ cần bón dynamic là được không cần dùng NPK.
Đặc biệt ở giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 10 lượng mưa giảm dần và nụ hoa cũng sẽ có điều kiện để bung nở. Do đó việc giữ lá làm sao cho phù hợp là điều nhiều người đau đầu.Thực tế, cây mai đẹp xấu là dựa vào kinh nghiệm và kỹ năng của từng người ở giai đoạn này, ít là thì hoa sẽ nở nhanh mà nhiều lá thì nụ hoa không phát triển tốt.
Chính vì vậy, một mẹo nhỏ có thể giúp bạn đó chính là ở giai đoạn này không nên dùng phân có hàm lượng đạm cao.
6. Từ tháng 11 đến tháng 12
Bạn cần bón thúc cho cây từ cuối tháng 10 hoặc nếu chậm thì có thể đầu tháng 11. Khi bón thúc tốt nhất là nên sử dụng phân vô cơ. Nếu muốn tăng chất lượng hoa thì bỏ phân kali kết hợp với phân lân rãi trên mặt đất hoặc pha nước tưới xung quanh gốc mai.
Đầu tháng 12 để giúp mai có sau khi ra hoa không bị yếu, mất sức thì bạn có thể bón thêm một ít phân Úc. Việc này đồng thời cũng giúp hoa mai ít bị rụng hơn.
Chúc các bạn thành công!
(Theo khoahoctv, Unilever)
Chia sẻ